Hội Nông dân xã Phong Phú đổi mới nội dung phương thức hoạt động gắn với phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Thứ Sáu 19/10/2018 08:18
267

          Xã phong phú, huyện Tuy Phong có 95% là sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ lực là cây lúa, thanh long và nho, đa phần hội viên, nông dân lao động nông nghiệp cần cù, vượt khó, tăng gia sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình, một số hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ. Qua đánh giá, hội viên, nông dân nhận thức rằng phát triển kinh tế là trung tâm nòng cốt cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới, cũng như trong thời kỳ đổi mới hiện nay.



Ông Dương Văn An,
Phó Bí thư Tỉnh ủy tặng quà tại thôn Tuy Tịnh 2, xã Phong Phú

Ảnh: Internet.

Được sự quan tâm của Đảng ủy, Hội Nông dân cấp trên, công tác phối hợp với chính quyền, các ngành, mặt trận, đoàn thể; sự nhiệt tình cán bộ chi, tổ hội là những người có uy tín với hội viên, nông dân, cho nên công tác Hội và phong trào nông dân hàng năm được triển khai thuận lợi và nhiều kết quả. Tuy nhiên, hoạt động của Hội cần tiếp tục đổi mới, nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ chi Hội, tổ Hội, phải là những người nhiệt tình với công tác Hội, và có kiến thức trong kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, vận động, thuyết phục hội viên nông dân; gương mẫu về đạo đức lối sống, có uy tín với hội viên, nông dân. Ban Chấp hành Hội Nông dân xã đã định hướng cho 7 chi hội tiếp cận nắm bắt thông tin; phát huy cốt cán ở  chi hội để cung cấp thông tin thật chính xác, những vụ việc bức xúc trong hội viên, nông dân, tố giác tội phạm, những tin quan trọng khác liên quan đến xã hội, tham gia giải quyết các vụ việc tố cáo, khiếu nại của nông dân, khiếu kiện đông người liên quan đến nông dân. Có giải pháp hiệu quả để nắm chắc thực lực tổ chức, hội viên, nông dân; chú ý hàng năm rà soát củng cố chất lượng hoạt động cốt cán chính trị; có giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt, hoạt động của các chi hội, tổ hội, từ đó có 100% chi, tổ hội nông dân duy trì sinh hoạt định kỳ. Tăng cường cán bộ hội cơ sở cùng tham dự sinh hoạt, hoạt động của chi, tổ hội để định hướng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác, tuyên truyền nhân rộng các mô hình, điển hình, cách làm hay, đồng thời thường xuyên nắm bắt, tập hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên, nông dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời.

Xác định nâng cao chất lương hội viên, nông dân là nhiệm vụ trọng yếu trong xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh, là nơi thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước, Chỉ thị, Nghị quyết của Hội cấp trên và địa phương, vì thế Ban Chấp hành Hội Nông dân xã thường xuyên họp triển khai, bàn bạc, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phù hợp với tình hình địa phương. Lấy hội viên, nông dân là trọng tâm trong việc phát triển kinh tế, xã hội; phát huy tốt mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nâng cao đời sống cho hội viên, nông dân; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp; quản lý tốt các tổ vay vốn để giải quyết nhu cầu về vốn cho nông dân; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm sản xuất giỏi. Từ đó, đã xây dựng được 2 tổ hợp tác sản xuất cây lúa, 1 tổ sản xuất cây thanh long, một tổ máy xới hoạt động mang tính thời vụ, phục vụ trong sản xuất lúa. Qua xây dựng các mô hình kinh tế tập thể bước đầu cho thấy hầu như các thành viên trong tổ nắm chắc quy trình kỹ thuật và nhiều kinh nghiệm sản xuất cây thanh long, nho và các cây nông nghiệp khác. Cùng với sự phát triển chung của địa phương cho thấy kinh tế nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, chuyển đổi một số cây trồng có hiệu quả, tham gia đóng góp vốn đối ứng nhất là xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng Nông thôn mới; nhiều hội viên, nông dân, thực hiện tốt các phong trào do Hội, địa phương phát động, mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống của nông dân được nâng lên, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh địa phương đã đề ra.

Đạt được những kết quả trên, Ban Chấp hành Hội Nông dân xã thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động; xây dựng Ban Chấp hành có phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cao trong lãnh đạo, điều hành, phát huy vai trò của người đứng đầu, trách nhiệm của tập thể Ban Chấp hành; giữ gìn đoàn kết trong nội bộ, thống nhất ý chí và hành động; bám sát sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Hội cấp trên và sự hỗ trợ tạo điều kiện của chính quyền và sự phối hợp với các đoàn thể, liên tịch với các ngành, chăm lo đáp ứng nhu cầu, lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân; thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổng kết khen thưởng kịp thời, đúc kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trong sản xuất./.

Văn Năm - Ban TG