Hội Nông dân huyện Tánh Linh tổ chức tập huấn cán bộ Hội Nông dân năm 2022

Thứ 5 - 22/9/2022

Ngày 15 tháng 9 năm 2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Trung tâm chính trị huyện Tánh Linh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân năm 2022. Tham dự lớp tập huấn có ông Phạm Văn Tuấn-Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện; ông Trương Hoàng Vũ, Phó Giám đốc BHXH huyện, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện.

Ứng dụng miễn phí giúp người nông dân cùng quản trị hệ sinh thái nông nghiệp

Thứ 3 - 12/9/2023

Thông qua mô hình kết nối 4 nhà, những nhà sáng lập Eden Hub mong muốn đồng hành cùng ngành nông nghiệp để xây dựng một nền thực phẩm bền vững và minh bạch. Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Tính đến thời điểm hiện nay khoảng một phần ba dân số trong độ tuổi lao động tham gia sản xuất nông nghiệp. Đây là ngành sản xuất quan trọng của đất nước, là trụ đỡ của cả nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn và liên tục duy trì đà tăng trưởng nhiều năm qua.

Bình Thuận đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao

Thứ 6 - 18/2/2022

(binhthuan.gov.vn) Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 356.746 ha, bờ biển dài và vùng lãnh hải rộng lớn, Bình Thuận đang là địa phương có điều kiện để phát triển toàn diện ngành nông nghiệp cả 3 lĩnh vực là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Thời gian qua, tỉnh đã tập trung dành nhiều nguồn lực đầu tư, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, biến đổi khí hậu, hạn hán, đất đai bạc màu, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Kết quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp chưa rõ nét, tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa bền vững. Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, thị trường tiêu thụ nông sản chưa ổn định. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, việc liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy Bình Thuận là làm sao để phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Sản xuất hữu cơ gắn với liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái là nhiệm vụ, giải pháp then chốt để phát triển ngành nông nghiệp trở thành 1 trong 3 trụ cột của nền kinh tế của tỉnh… Xác định tầm quan trọng đó, tháng 9/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 05 về Phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị kinh tế cao. Đây là Nghị quyết đầu tiên mà Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa mới ban hành trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nhằm hưởng ứng chủ trương kép của Thủ tướng Chính phủ, vừa thực hiện phòng chống dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế, đảm bảo các chuỗi sản xuất và kinh doanh ngành nông nghiệp không bị đứt gãy. Bình Thuận quyết tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 05 với sự đồng lòng chung sức và nỗ lực vượt khó của cấp ủy chính quyền địa phương cho đến các tầng lớp nhân dân. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 05 là cơ cấu lại sản xuất các lĩnh vực. Ở lĩnh vực trồng trọt là cơ cấu lại quy mô sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ. Đồng thời, chuyển đổi mạnh mẽ việc trồng giống mới có năng suất, chất lượng, khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu của tỉnh đối với các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như thanh long, xoài, dưa lưới, nho, cam, quýt, bưởi, nhãn… Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm cây ăn trái được ưa chuộng trên thị trường, hạn chế phát triển quá lớn diện tích cây thanh long. Khuyến khích phát triển dược liệu, phấn đấu đưa dược liệu trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Bình Thuận. Tại Hàm Thuận Nam, thủ phủ thanh long giờ đây đã có thêm sản sản phẩm nho ngoại công nghệ cao do Trang trại Bình An canh tác. Đam mê làm nông nghiệp sạch, người phụ nữ đến từ quê hương quan họ Bắc Ninh đã chọn mảnh đất Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam trồng các giống nho nhập khẩu từ các nước: Ý, Mỹ, Nhật. Đồng thời, mời chuyên gia từ nước ngoài về tư vấn, hướng dẫn cho đội ngũ kỹ thuật đến khi thành thạo. Sau 3 năm có 4 giống nho ngoại nhập khẩu gồm: Nho đen không hạt của Ý, nho xanh không hạt của Nhật, nho vàng và nho đỏ không hạt của Mỹ đã dần thích nghi tốt, nhờ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, 2 hecta nho ngoại cho thu hoạch hai vụ mỗi năm, tăng 1 vụ so với nho truyền thống; đồng thời năng suất và chất lượng gần như trồng ở bản xứ; nhưng giá thành chỉ bằng một nửa so với nhập khẩu. Là trang trại đầu tiên ở Việt Nam trồng nho ngoại hữu cơ thành công, bà Phạm Thị Tuyết Mai - Chủ Trang trại nho công nghệ cao Bình An - huyện Hàm Thuận Nam cho biết rất vui khi chọn tỉnh Bình Thuận hợp tác đầu tư vì cấp ủy, chính quyền địa phương rất quan tâm, đồng hành và chia sẻ. Dự định thời gian tới, trên cơ sở nguồn cây giống nhập khẩu chọn lọc, trang trại sẽ mở rộng phát triển vùng nguyên liệu nho hữu cơ lên đến 50 hecta vừa cung cấp trái tươi đồng thời xây dựng nhà máy chế biến sâu từ quả nho cung ứng cho thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Ở xứ sở có thời tiết nóng ấm, anh Nguyễn Ngọc Điền - Chủ trang trại dâu tây Hạnh Hương - huyện Hàm Thuận Bắc cho biết đã trồng thành công dâu tây vốn dĩ chỉ thích nghi với khí hậu ôn hòa mát mẽ, bằng công nghệ Aquaponic hay còn gọi mô hình trồng dâu tây thủy canh kết hợp với nuôi cá (dạng lấy phân cá để cây hấp thụ và cho ra trái). Kinh nghiệm sẵn có, nhưng có thể trồng dâu tây trên vùng đất khắc nghiệt, anh Điền phải mất cả năm trời mới cho kết quả mong đợi. Trang trại dâu tây gần 1 ngàn m2 có sản phẩm lên kệ đều đặn phục vụ thị trường Phan Thiết từ cuối năm 2020, được ưa chuộng bởi canh tác hữu cơ, an toàn sinh học. Cùng với nhiều chính sách thu hút đầu tư và sự cầu thị lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn khi các tổ chức, cá nhân đến đầu tư trên địa bàn Bình Thuận. Những năm qua, nhiều nhà đầu tư tiềm năng đã tìm đến Bình Thuận để triển khai thực hiện các dự án trồng dâu tây, rau xanh, nho, dưa lưới công nghệ cao; trứng gà sạch công nghệ cao; xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh xuất khẩu; nâng tầm uy tín thương hiệu tôm giống,… Đến nay, Bình Thuận có 3 doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận ứng dụng công nghệ cao và 270 trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Ở mỗi cấp ủy địa phương cũng đã chủ động đề ra chương trình quyết sách thực hiện cho sát hợp với tình hình thực tiễn, qua đó nhằm phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế sẵn có để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Theo ông Mai Kiều - Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận, qua tuyên truyền vận động, đến nay việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn ứng dụng công nghệ cao tại Bình Thuận đã có kết quả bước đầu, ngoài trồng lúa, phát triển chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình nông nghiệp có hiệu quả. Giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cố gắng tạo tiền đề hơn, đồng thời đề ra chính sách phù hợp hơn để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn để đưa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh hơn. Nông nghiệp là một ngành kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, liên quan đến cuộc sống của toàn bộ xã hội; là một trong những lĩnh vực mà tỉnh ta đang có tiềm năng, có kinh nghiệm phát triển. Với những chủ trương, chính sách đúng và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tham gia của người dân trong thực hiện Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề phát triển ngành nông nghiệp, Bình Thuận sẽ đánh thức tiềm năng và cơ hội phát triển ngành nông nghiệp trở thành một trong ba trụ cột quan trọng của nền kinh tế Bình Thuận…. TT Dân

Hiệu quả từ phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh, doanh giỏi huyện Hàm Thuận Bắc giai đoạn 2017- 2022

Thứ 3 - 12/7/2022

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững huyện Hàm Thuận Bắc là phong trào thi đua trọng tâm và xuyên suốt của Hội. Trong 5 năm qua, Hội Nông dân các cấp trong huyện luôn quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả đến cán bộ, hội viên nông dân; có nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc phát động, triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua; trong công tác chỉ đạo ngày càng cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát cơ sở, quan tâm lựa chọn xây dựng điển hình và biểu dương các điển hình tiên tiến. Các nội dung, chương trình thi đua ngày càng thiết thực, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của hội viên nông dân. Hàng năm Hội Nông dân huyện luôn quan tâm chi đạo, hướng dẫn cơ sở Hội kiểm tra, đánh giá, bình xét, phân loại và biểu dương, khen thưởng kịp thời, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng trực tiếp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm theo hướng an toàn. Từ kết quả đó đã khuyến khích, động viên, hỗ trợ thực hiện phong trào ngày càng tốt hơn.

Hội Nông Dân phường Tân An thăm hỏi, tặng quà nhân 71 năm ngày thương binh liệt sĩ

Thứ 4 - 1/8/2018

Ngày 27/7, Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Tân An, thị xã LaGi đã đi thăm, tặng quà, trị giá 900.000đ cho 03 gia đình chính sách, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng nhân 71 năm ngày thương binh, liệt sỹ (27/7).